Bạn có thể nhận thấy một cảm giác khó chịu ở bụng trong thời kỳ căng thẳng như bồn chồn, buồn nôn, chướng bụng, đi tiêu lỏng hoặc đau bụng. Đó là bởi vì hệ tiêu hóa được kết nối mật thiết đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Stress có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh của đường tiêu hóa, có thể lần lượt phá vỡ sự cân bằng vốn rất phức tạp của quá trình tiêu hóa.

Tác động của stress tới hệ tiêu hóa.

STRESS VÀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Stress gây rối loạn tiêu hóa

Stress làm giảm lưu thông máu khiến máu tới các cơ quan không đủ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dẫn đến hệ tiêu hóa suy yếu, cơ thể mệt mỏi.

Stress ảnh hưởng tới nhu động ruột, ruột co bóp ít khiến thức ăn bị lưu giữ trong đường ruột lâu và bị hấp thu hết nước khiến phân quá khô sẽ gây ra táo bón, ngược lại khi ruột co bóp quá nhiều khiến phân bị đẩy ra ngoài quá sớm khi chưa được hấp thu bớt nước và muối khoáng sẽ gây ra tiêu chảy. Nhu động ruột càng tăng càng dễ gây ra tiêu chảy và ngược lại, càng trì trệ càng gây ra táo bón. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân của viêm đại tràng co thắt.

Trong số % khả năng miễn dịch của cơ thể thì có tới 80% được lưu trữ trong đường ruột. Hệ tiêu hóa, hay cụ thể hơn là đường ruột chứa rất nhiều lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi bị stress sẽ tạo ra các phản ứng phá hủy các lợi khuẩn khiến cho hệ miễn dịch đường ruột trở nên kém đi, kéo theo hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu.

Stress và rối loạn hệ vi khuẩn ruột

STRESS VÀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Stress kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng con người. Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng một đường ruột khỏe mạnh giúp bạn có tinh thần lạc quan và hành vi tích cực, trái lại stress, trầm cảm có liên quan đến sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt vi khuẩn đường ruột.

Ở người, trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận (HPA) là nơi phản ứng đầu tiên với mọi dạng stress. Stress kích hoạt trục HPA làm phóng thích cortisol (hormone stress), gây ảnh hưởng trực tiếp lên các tế bào ở ruột như tế bào biểu mô, tế bào miễn dịch, tế bào thần kinh ruột và tế bào tổng hợp serotonin (hormone hạnh phúc, có thể kích hoạt dây thần kinh phế vị – là dây thần kinh chủ yếu điều hòa các hoạt động của ống tiêu hóa từ thực quản đến ruột già). Điều đáng chú ý là 95% hormone serotonin này nằm trong hệ tiêu hóa. Nhưng quan trọng hơn là những dạng tế bào này chịu ảnh hưởng đáng kể từ đội ngủ vi khuẩn khu trú trong ruột chúng ta.

Stress kéo dài khiến cho hệ tiêu hóa của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng, các vi khuẩn có lợi suy giảm, không còn đủ sức chống lại các vi khuẩn có hại, dẫn tới loạn khuẩn đường ruột.  Hậu quả là khiến chúng ta mắc những chứng bệnh đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, biếng ăn, viêm đại tràng co thắt…thậm chí có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.

Probiotics cải thiện các triệu chứng trên hệ tiêu hóa do stress.

STRESS VÀ RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Probiotics giúp cân bằng hệ vi khuẩn ruột

Người bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, làm cho tình trạng stress ngày càng trầm trọng hơn. Stress làm thay đổi thành phần, tính đa dạng và số lượng vi sinh vật trong đường ruột, làm giảm số lượng lợi khuẩn và gia tăng số lượng hại khuẩn như Clostridium (vi khuẩn gây viêm ruột kết). Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng khiến cho khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng kém dần, đồng thời kéo theo hàng loạt các bệnh đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn từ các loại men vi sinh chứa các lợi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobacterium sẽ giúp phục hồi lại hệ vi khuẩn ruột, gia tăng lượng lợi khuẩn để tiêu diệt hại khuẩn, từ đó tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ góp phần giúp cơ thể đẩy lùi stress.

Nguồn:

http://suckhoedoisong.vn/he-luy-cua-stress-toi-benh-duong-tieu-hoa-n120472.html

http://vienyhocungdung.vn/anh-huong-cua-stress-len-co-the-20160415165159732.htm

Jandhyala S. Role of the normal gut microbiota. World Journal of Gastroenterology. 2015;21(29):8787.

Jiang H, Ling Z, Zhang Y, Mao H, Ma Z, Yin Y et al. Altered fecal microbiota composition in patients with major depressive disorder. Brain, Behavior, and Immunity. 2015;48:186-194.

Dinan T, Stilling R, Stanton C, Cryan J. Collective unconscious: How gut microbes shape human behavior. Journal of Psychiatric Research. 2015;63:1-9.

Knowles, Simon R., Elizabeth A. Nelson, and Enzo A. Palombo. “Investigating The Role Of Perceived Stress On Bacterial Flora Activity And Salivary Cortisol Secretion: A Possible Mechanism Underlying Susceptibility To Illness”. Biological Psychology 77.2 (2008): 132-137.

Messaoudi, Michaël et al. “Assessment Of Psychotropic-Like Properties Of A Probiotic Formulation ( Lactobacillus Helveticus R0052 And Bifidobacterium Longum R0175) In Rats And Human Subjects”. British Journal of Nutrition 105.05 (2010): 755-764. Web.

The psychobiotic Bifidobacterium Longum 1714 blocks stress-inducedbehavioural and physiology changes and modulates brain activity and neurocognitive performance in healthy human subjects | Abstracts | ISG. Isge.ie. 2016. Available from: https://www.isge.ie/abstracts/view/124/

Knowles, Simon R., Elizabeth A. Nelson, and Enzo A. Palombo. “Investigating The Role Of Perceived Stress On Bacterial Flora Activity And Salivary Cortisol Secretion: A Possible Mechanism Underlying Susceptibility To Illness”. Biological Psychology 77.2 (2008): 132-137.

Bài viết liên quan